Một trong số nhiều nghĩa trang xe điện mọc lên khắp Trung Quốc sau thời đại bùng nổ về ô tô công nghệ xanh. Ảnh: Bloomberg.
Tình trạng này dẫn tới việc ngày càng có nhiều những nghĩa trang xe điện khổng lồ mọc lên khắp Trung Quốc, là kết quả của một cuộc bùng nổ về ô tô năng lượng xanh và khiến cho người ta nhận thấy rõ sự khốc liệt của cạnh tranh thị trường.
Nhằm khắc phục và kiểm soát tình trạng nguy hiểm này, chính phủ Bắc Kinh vừa chính thức đưa ra các nỗ lực kiềm chế và kiểm soát ngành xe điện thông qua các quy định nghiêm khắc hơn cũng như yêu cầu cao và khắt khe đối với việc cung cấp giấy phép hoạt động – sản xuất cho các hãng xe điện mới. Thông tin này chắc chắn sẽ gây ra không ít đau đầu đối với những ông lớn về ô tô chưa kịp chen chân vào thị trường xe điện Trung Quốc đầy màu mỡ.
Esun Xu, Giám đốc tư vấn cấp cao của Frost & Sullivan cho biết: “Những nhà sản xuất ngày càng khó khăn hơn trong việc gia nhập cuộc chơi về xe điện tại thị trường lớn nhất thế giới này do những rào cản về công nghệ, yêu cầu tài chính, cạnh tranh thị trường, rào cản về pháp lý và quản lý chuỗi cung ứng, phân phối.”
Người tiêu dùng Trung Quốc cực kỳ cởi mở với xe điện, song điều đó không có nghĩa là cuộc chơi này dễ dàng đối với những công ty khởi nghiệp. Ảnh: NYT.
Kể từ tháng 7/2017 cho tới nay, chỉ còn rất ít những công ty khởi nghiệp xe điện mới xuất hiện trên thị trường Trung Quốc, do những rào cản khó khăn hơn về nhiều mặt mà chính phủ đưa ra. Năm 2022, chính phủ Bắc Kinh yêu cầu mọi hãng xe trên thị trường Trung Quốc muốn phân phối phải có giấy phép sản xuất khiến cho tình hình của những hãng xe mới càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, tình trạng chuyển giấy phép sản xuất từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác vốn tồn tại trước đây đã bị Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc tạm dừng phê duyệt, gây nên không ít những xáo trộn.
Trong vòng 1 thập kỷ qua, hàng tỷ đô la đã được đổ vào ngành công nghệ xe điện Trung Quốc với hàng trăm, hàng nghìn mẫu xe điện mới được tung ra thị trường mỗi năm. Theo Tesla, năm 2019, nhà máy sản xuất Tesla ở Trung Quốc lần đầu tiên phân phối ra thị trường những mẫu Tesla do cơ sở này chế tạo, thì vào lúc đó, đã tồn tại khoảng 500 nhà sản xuất xe điện tại quốc gia này.
Những quy định mới có thể gây khó cho những nhà sản xuất khởi nghiệp nhưng lại tạo lợi thế cho các hãng xe đã định hình tên tuổi trên thị trường. Ảnh: NBC.
Việc chính quyền Trung Quốc ban hành những hạn chế, quy định khắt khe và chặt chẽ hơn đồng nghĩa với việc cuộc chơi xe điện tại Trung Quốc sẽ khốc liệt hơn. Tuy nhiên, ngược lại nó cũng đang giúp một thị trường khổng lồ dần đi vào quỹ đạo, tránh sẽ hỗn loạn và định hình nên một trật tự. Ở đó, những nhà sản xuất xe điện đang đứng trên đỉnh của chuỗi cung ứng như Tesla, BYD..., hắc chắn sẽ là các bên hưởng lại nhiều nhất, càng củng cố thêm vị thế dẫn đầu của mình.
Đáng buồn thay, những nhà sản xuất chậm chân chắc chắn sẽ khó có thể còn cơ hội tạo nên những kỳ tích bứt phá ngoạn mục hay tạo nên thị phần của riêng mình khi mà sự khởi đầu giờ đây đầy chông gai và thử thách. Trung Quốc đang dần không còn là một thị trường xe điện dễ tính đơn thuần.
Hùng Dũng
Đây chính là tình huống đã xảy ra với một cô dâu người Australia. Cô gái giấu tên chia sẻ trong chương trình She's on the Money khiến mạng xã hội xôn xao.
Cô cho biết có hơn 10 khách mời bất ngờ báo không thể đến dự đám cưới vào gần ngày cưới. Cô đang băn khoăn không biết mình có nên tính phí vắng mặt của họ hay không.
Mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới đã lên kế hoạch từ hơn 6 tháng trước. Cô dâu cũng thanh toán chi phí cho địa điểm tổ chức đám cưới và không được hoàn lại.
"Bây giờ chỉ còn 1 tuần nữa là đến đám cưới. Hơn 10 người đã gọi điện cho tôi thông báo rằng họ không thể đến được, dù trước đó họ đã nhận lời đến dự đám cưới. Lý do họ đưa ra vì chi phí đi lại giữa các tiểu bang quá đắt đỏ", cô dâu cho biết.
Về cơ bản, cô dâu sẽ mất khoảng 1.336 USD với những khách mời huỷ tiệc cưới. Cô dâu đặt câu hỏi với những người dẫn chương trình rằng cô có nên làm gì với những khách mời huỷ vào phút chót như vây.
"Có hợp lý không nếu tôi yêu cầu họ trang trải chi phí ấy?", cô chia sẻ.
Câu chuyện của cô nhanh chóng lan truyền và người nghe chương trình đã đưa ra bình luận khác nhau. Khoảng 51% khán giả chương trình cho rằng khách nên trả tiền cho việc huỷ tham dự sự kiện sát ngày cưới. Trong khi đó, khoảng 49% cho rằng cô dâu nên chịu trách nhiệm, theo Nypost.
"Không ai đặt cả chuyến bay cho bạn đi dự đám cưới được. Lỗi của khách là 100%. Đó chắc chắn không phải là người bạn tốt khi đưa ra chuyện huỷ vào gần ngày cưới như vậy"; "Các vị khách nên trả chi phí cho đám cưới"; "Khách mời đã đồng ý đến dự đám cưới trước đó nên chắc chắn họ phải lên kế hoạch tiết kiệm hoặc xoay xở để có đủ chi phí. Thật đáng thất vọng khi họ đã cam kết nhưng lại huỷ"... khán giả bình luận.
Những người khác cho rằng cô dâu đề nghị thanh toán phí huỷ đám cưới là không phù hợp. Họ lập luận rằng nếu cô dâu chú rể không đủ khả năng chi trả thì hãy tổ chức đám cưới rẻ hơn.
"Tôi từng tổ chức đám cưới, việc vắng mặt là chuyện bình thường. Cô dâu nên chịu chi phí này"; "Đây là sự kiện mà cô dâu chú rể phải trang trải mọi chi phí chứ không phải khách mời"; "Đám cưới không phải là sự kiện bán vé trả phí. Thật kỳ lạ"... khán giả bình luận.
Người chủ trì chương trình She's on the Money cho rằng việc huỷ vào phút cuối là không ổn và thiếu lịch sự với cô dâu chú rể. Tuy nhiên, cô dâu nên khéo léo đặt câu hỏi với khách mời để xem họ có sẵn lòng đóng góp chi phí không. Nếu họ không đồng ý thì cũng nên vui vẻ chấp nhận. Với khách mời, người chủ trì khuyên nên tặng cô dâu chú rể một món quà.
Thông tin về học vấn và kinh nghiệm làm việc của Jensen Huang đã nhiều lần được ông chia sẻ, nhưng bức ảnh vẫn đang lan truyền khắp mạng xã hội khi thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ của nhà sáng lập công ty chip AI lớn nhất thế giới.
Trong phần kinh nghiệm, công việc đầu tiên của ông Huang là làm người rửa bát đĩa, dọn bàn và phục vụ bàn, từ năm 1978 đến 1983, tại chuỗi nhà hàng Denny's. Công việc thứ hai là người sáng lập và CEO Nvidia từ năm 1993 đến nay.